Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

Hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lich Hà Nội


Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước Hàn Quốc - tìm hiểu nét đặc trưng và các sở thích tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc. Phân tích mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, du lịch… tạo cơ sở cho hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc. Phân tích thực trạng hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc: điều kiện thu hút và tình hình khách du lịch Hàn Quốc đến Hà Nội, các chương trình, dịch vụ du lịch phục vụ khách Hàn Quốc, công tác xúc tiến, triển khai các dự án đầu tư du lịch, sự phối hợp giữa sở Văn hóa Thể thao Du lịch với các doanh nghiệp du lịch tạo thị trường tốt cho khách du lịch. Đánh giá chung về hoạt động này. Đưa ra các quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Hà Nội như: Phát huy vai trò định hướng cho doanh nghiệp xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách; triển khai đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ khách du lịch Hàn Quốc; tăng cường hoạt động xúc tiến sang thị trường Hàn Quốc; tăng cường hoạt động thanh tra, quản lý doanh nghiệp kinh doanh du lịch; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm; phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm….
Authors:

Mai, Chánh Cường
Keywords: Du lịch học
Hà Nội
Hàn Quốc
Issue Date: 2008
Publisher: Đại học Quốc gia Hà Nội
Citation: 127 tr.
URI:

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17471
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)

Sáng tác văn học của Gia Định tam gia xã thời Nguyễn

Giới thiệu khái quát bối cảnh thời đại và thân thế, sự nghiệp của “Gia Định tam gia” – ba văn sĩ tài hoa của đất Gia Định xưa là Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tĩnh. Trình bày các kết quả nghiên cứu về “Gia Định tam gia” thông qua việc phân tích các tác phẩm văn học của từng người, tìm hiểu các giá trị nội dung và nghệ thuật được các tác giả gửi gắm trong đó, đặt các giá trị đó trong mối quan hệ với văn chương hậu kì trung đại, bước đầu tìm hiểu quan niệm nghệ thuật cũng như phong cách riêng của mỗi người, trong đó nêu bật khuynh hướng bình dân hóa và khuynh hướng bộc lộ con người cá nhân trong sáng tác của ba tác gia này. So sánh những điểm chung và điểm khác biệt giữa các tác gia nhằm mang đến cho các nhà nghiên cứu và độc giả quan tâm một cái nhìn sâu hơn về các trước tác của “Gia Định tam gia” cũng như ý nghĩa của mảng thơ văn này đối với văn học dân tộc.
Authors:


Phạm, Quỳnh An
Keywords: Gia Định tam gia thi xã
Nhà Nguyễn
Phê bình văn học
Văn học Việt Nam
Issue Date: 2008
Publisher: Đại học Quốc gia Hà Nội
Citation: 114 tr.
URI:

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17390
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)

Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết của Albert Camus


Nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về biểu tượng nghệ thuật cũng như vai trò của nó trong ba tác phẩm của tác giả Albert Camus là Kẻ xa lạ, Dịch hạch, Sa đọa. Khảo sát và phân tích ba tiểu thuyết trên để làm sáng tỏ tính biểu tượng là một nét phong cách nghệ thuật độc đáo của Camus, đó là biểu tượng về không gian, thời gian và một số hình ảnh biểu tượng khác. Khẳng định vai trò của biểu tượng nghệ thuật trong việc thể hiện tính cách nhân vật và tư tưởng tác giả trong các tiểu thuyết của Camus. Trên cơ sở đó, đưa ra một số gợi ý cho độc giả về cách đọc biểu tượng đối với các tiểu thuyết của nhà văn Camus nói riêng và tiểu thuyết phương Tây hiện đại nói chung.
Authors:

Đinh, Thị Thanh Huyền
Keywords: Albert Camus
Biểu tượng nghệ thuật
Phê bình văn học
Tiểu thuyết
Văn học Pháp
Issue Date: 2008
Publisher: Đại học Quốc gia Hà Nội
Citation: 89 tr.
URI:

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17389
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)

Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông)


Tổng quan về sử thi, sử thi Tây Nguyên và vấn đề hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên. Nghiên cứu những đặc điểm của hôn nhân mẫu hệ (như sự chủ động của người phụ nữ trong hôn nhân, hình thái hôn nhân cư trú bên vợ, uy quyền của người phụ nữ) và những báo hiệu của hôn nhân phụ hệ được phản ánh trong sử thi Tây Nguyên (như sự chủ động của người đàn ông trong hôn nhân, những dấu hiệu cuả hôn nhân đa thê, hình thái hôn nhân cư trú không hoàn toàn theo bên vợ) – hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên phản ánh nấc thang quá độ từ hôn nhân mẫu hệ đến hôn nhân phụ hệ. Nghiên cứu những cuộc hôn nhân mang tính anh hùng ca và mối quan hệ chiến tranh – hôn nhân được phản ánh trong sử thi Tây Nguyên. Tìm hiểu vấn đề hôn nhân đối ngẫu trong sử thi Tây Nguyên và bức tranh xã hội Tây Nguyên trong ánh hồi quang của thời đại sử thi.
Authors:

Vũ, Hoàng Hiếu
Keywords: Nghiên cứu văn học
Sử thi
Sử thi Tây Nguyên
Văn học Việt Nam
Issue Date: 2008
Publisher: Đại học Quốc gia Hà Nội
Citation: 111 tr.
URI:

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17388
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)

Khảo sát hoạt động của một số liên từ gốc Hán trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh

Khái quát chung về hư từ tiếng Việt, liên từ gốc Hán trong tiếng Việt và khảo sát sự xuất hiện của các liên từ gốc Hán trong tiếng Việt. Nghiên cứu, khảo sát hoạt động chức năng của một số liên từ gốc Hán Việt và các liên từ Hán Việt Việt hoá trong các tác phẩm văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh nhằm thấy được đặc điểm, sự hoạt động cụ thể cũng như sự thay đổi của chúng trong tiếng Việt theo hướng Việt hoá trong tiếng Việt hiện đại. Rút ra những nhận xét bước đầu về hoạt động của các liên từ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại và đưa ra những ý kiến đề xuất cho việc học tập và nghiên cứu các liên từ gốc Hán trong tiếng Việt.
Authors:


Nguyễn, Thị Hương
Keywords: Hồ, Chí Minh, 1890-1969
Liên từ
Ngôn ngữ học
Từ Hán Việt
Văn chính luận
Issue Date: 2008
Publisher: Đại học Quốc gia Hà Nội
Citation: 46 tr.
URI:

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17387
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)

Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt

Trình bày các khái niệm về chỉ xuất, hồi chỉ, tỉnh lược, tỉnh lược hồi chỉ - phương thức liên kết tỉnh lược hồi chỉ được đánh giá là một trong các phương thức đem lại hiệu quả liên kết và ngữ dụng tối ưu nhất. Tập trung nghiên cứu về tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ và tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt ở trong các câu đơn, câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ, câu bị động, tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của hiện tượng này giữa hai ngôn ngữ. Từ đó kiến giải vấn đề để nâng cao hiệu năng sử dụng và nghiên cứu, nhất là nâng cao chất lượng dịch thuật, giảng dạy tiếng Việt cho người Việt và cho người nói tiếng Anh học tiếng Việt; giúp cho người học có thể phân tích và tiếp thụ văn bản song ngữ Anh - Việt một cách hiệu quả.
Authors:


Hoàng, Thị Hà
Keywords: Câu
Phép tỉnh lược
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Tỉnh lược hồi chỉ
Issue Date: 2008
Publisher: Đại học Quốc gia Hà Nội
Citation: 102 tr.
URI:

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17386
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)

Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay




Phân tích một số vấn đề về tư duy lý luận và đổi mới tư duy lý luận - làm rõ tính tất yếu của việc đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta. Nghiên cứu quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và định hướng con đường đi lên CNXH ở nước ta thông qua các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ về đổi mới. Đưa ra một số quan điểm cơ bản: Nắm vững quan điểm và tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh áp dụng vào bối cảnh thực tiễn và hội nhập thế giới để tìm ra hướng phát triển cho riêng mình; quá trình đổi mới phải tuân thủ và quán triệt đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước quản lý; đổi mới phải dựa trên yếu tố đặc thù của dân tộc. Trình bày một số giải pháp về quá trình đổi mới như đổi mới tư duy lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH phải lấy thực tiễn làm gốc, làm điểm xuất phát, phải đồng bộ hóa giữa việc chỉ đạo và thực hiện quá trình triển khai hệ thống lý luận, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đổi mới tư duy, tạo bầu không khí dân chủ trong xã hội và sinh hoạt Đảng.
Authors:


Nguyễn, Thị Đào
Keywords: Chủ nghĩa xã hội
Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư duy lý luận
Triết học
Issue Date: 2008
Publisher: Đại học quốc gia Hà Nội
Citation: 101 tr.

URI:


http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17354
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)

Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại (Khảo sát trên tư liệu một số truyện ngắn hiện đại)

Trình bày cơ sở lý thuyết về diễn ngôn, phân tích diễn ngôn, diễn ngôn hội thoại, diễn ngôn phê phán. Qua khảo sát và nghiên cứu các cuộc thoại được rút ra từ một số tác phẩm truyện ngắn hiện đại và trong diễn ngôn hội thoại nói chung luận văn làm sáng tỏ những biểu hiện của quan hệ quyền thế trong diễn ngôn hội thoại trên một số phương diện như từ vựng, ngữ pháp và cách thức tổ chức hội thoại. Thông qua kết quả nghiên cứu, đưa ra những kiến giải, những đề xuất, định hướng trong việc tạo lập và nhận hiểu các diễn ngôn hội thoại trong các tác phẩm văn học hiện đại, trong diễn ngôn hội thoại; giúp người tham gia giao tiếp lựa chọn những chiến lược sử dụng ngôn ngữ hiệu quả nhất để xác lập hay thay đổi mối quan hệ quyền thế với người đối thoại, từ đó duy trì và điều khiển cuộc thoại để đạt tới mục đích giao tiếp cuối cùng.
Authors:


Phạm, Thị Thu Trang
Keywords: Phân tích diễn ngôn
Ngôn ngữ học
Diễn ngôn hội thoại
Issue Date: 2008
Publisher: Đại học quốc gia Hà Nội
Citation: 111 tr.
URI:

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17341
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)

Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo kinh tế hợp tác xã (1996 – 2006)

Tập hợp, hệ thống hóa các tư liệu có liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong xây dựng kinh tế hợp tác xã (HTX) ở địa phương. Nghiên cứu làm rõ những chủ trương, biện pháp của đảng bộ tỉnh trong lãnh đạo xây dựng kinh tế giai đoạn 1996-2006, tập trung phân tích những chủ trương và biện pháp mới, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu đối với phát triển kinh tế HTX thời kỳ đổi mới. Trình bày quá trình triển khai thực hiện phong trào xây dựng kinh tế HTX thông qua hoạt động của các cấp, các ngành, chính quyền và các đoàn thể quần chúng ở Sơn La. Đưa ra những đánh giá, nhận xét kết quả đạt được và hạn chế cùng một số bài học kinh nghiệm, đó là tăng cường vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ tỉnh và các cấp ủy đảng, đặc biệt là thể chế hóa và triển khai tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách về kinh tế HTX; thường xuyên đổi mới nhận thức về công tác quản lý, phương thức hoạt động của HTX; tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên về vai trò kinh tế HTX; học tập các mô hình HTX điển hình, tiên tiến trong nước; mở rộng liên kết, hợp tác giữa các hình thức kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác; xây dựng và phát triển kinh tế HTX phải luôn xuất phát từ thực tế, phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.

Authors: Lại, Trang Huyền
Keywords: Kinh tế hợp tác xã
Đảng Cộng sản Việt Nam
Lịch sử Đảng
Issue Date: 2008
Publisher: Đại học quốc gia Hà Nội
Citation: 122 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17313
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)

Đặc điểm trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm và Thanh Thảo

Trình bày quan niệm về sử thi và trường ca trên thế giới và ở Việt Nam, nêu khái niệm về trường ca, phân biệt giữa trường ca và các thể loại thơ và rút ra quan niệm chính của Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm và Thanh Thảo về thơ và trường ca ; điểm qua giá trị chung về nội dung và nghệ thuật từng trường ca của họ. Phân tích những đặc điểm nổi bật trong trường ca của 3 tác giả về nội dung nghệ thuật và phương thức thể hiện. Từ thực tiễn sáng tác của 3 tác giả, phân tích sự đa dạng, phong phú, sáng tạo về khả năng chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống và con người. Nêu ra những nét riêng trong phong cách trường ca của ba tác giả trên nhằm khẳng định sự đóng góp của họ trong sự phát triển của trường ca và trong tiến trình hiện đại hóa thơ ca Việt Nam, mở ra hướng nghiên cứu tiếp cận các kiểu cấu trúc của trường ca, phân định đường biên giữa trường ca và các thể loại thơ; nhận ra tính thống nhất và sự độc lập của từng đoạn thơ trong trường ca.

Authors: Mai, Bá Ẩn
Keywords: Thanh Thảo, 1946-
Thu Bồn, 1935-2003
Nguyễn, Khoa Điềm, 1943-
Nghiên cứu văn học
Trường ca
Văn học Việt Nam
Issue Date: 2008
Publisher: Đại học Quốc gia Hà Nội
Citation: 205 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17290
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Sự biến đổi tư tưởng chính trị - xã hội của tầng lớp trí thức Việt Nam trên văn đàn công khai tiếng Việt trong thời kì 1939-1945

Authors:


Vũ, Thị Thanh Thủy
Keywords: Tầng lớp trí thức
Thời kỳ hiện đại
Thời kỳ cận đại
Lịch sử Việt Nam
Giai đoạn 1939-1945
Issue Date: 2009
Publisher: Đại học quốc gia Hà Nội
Citation: 126 tr.
Abstract: Khái quát bối cảnh lịch sử về: chiến tranh thế giới thứ hai và tình hình Việt Nam dưới ách cai trị của Nhật - Pháp; Cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam từ 1919 - 1945; Tình hình văn đàn công khai tiếng Việt và chính sách cấm đoán của Nhật - Pháp. Đôi nét về tầng lớp tri thức Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. Trình bày quá trình biến đổi tư tưởng chính trị xã hội của tầng lớp tri thức từ tháng 9 - 1939 đến trước ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945): nhóm tri thức xã hội với hoạt động của Hội truyền bá chữ quốc ngữ của Nguyễn Văn Tố; Nhóm cựu học khai thác vốn cổ và cổ vũ cho dân chủ một cách rụt rè ( Tri Tân, Tiếng Dân); Sự biến đổi tư tưởng của các văn nghệ sĩ thể hiện trong văn học; Hoạt động tư tưởng chính trị - xã hội của nhóm Thanh Nghị, nhóm Tự lực văn đoàn và của nhóm sinh viên Học xá Đông Dương. Trình bày quá trình biến đổi tư tưởng chính trị - xã hội của tầng lớp tri thức Việt Nam từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) qua hoạt động của nhóm Thanh Nghị và của nhóm Thanh niên tiền phong. Qua đó, có một vài nhận xét về đặc điểm quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị - xã hội của tầng lớp tri thức Việt Nam và ý nghĩa lịch sử
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17657